Tên gốc của bài này là định nói về Hành trình anh hùng – The hero’s journey, câu chuyện của mọi câu chuyện mà lúc trước mình viết chủ đề này rồi, trọng tâm vẫn là chaos và order.
Trong những cách dịch chaos mình thích từ Hỗn mang/ Hỗn độn nhất vì nó rộng và đầy đủ nhất – nó có mọi thứ. Chaos hay gắn liền với thời kỳ khủng hoảng nên mọi người hay liên tưởng đến những điều tiêu cực nhưng mình nghĩ nó nhiều hơn thế.
Chaos (tiếng Hy Lạp: χάος (khaos)) được nhắc đến và tôn thờ như một đấng toàn năng trong thần thoại Hy Lạp. Theo miêu tả thì Chaos là khoảng không vô cùng vô tận, trống rỗng, mơ hồ, vật vờ, phiêu bạt trong khoảng không gian bao la”. Như vậy, về mặt khoa học, có thể coi Chaos như là khoảng không hư vô chẳng có gì và cũng là nơi sinh ra các hành tinh và vô tận vũ trụ. (Trích Wiki)
Đây là một khái niệm tương đối rộng, mình cũng chưa hiểu nhiều lắm nhưng mình rất tò mò về chaos nên đi mua hẳn quyển Dẫn luận về hỗn độn ( Introduction of chaos theory) vì ảo tưởng chắc người ta nói về Hỗn độn như trong Thần thoại Hy Lạp hoặc trong Hành trình anh hùng là đọc được. Nhưng không, đời không như mơ. Quyển đấy mở ra là rất nhiều công thức toán học và nhiều lý thuyết khoa học về tính chất của hỗn độn. Hỗn độn rất khác với lộn xộn, nó chứa trật tự ở bên trong nhưng nằm ngoài khả năng dự đoán của con người. Tất nhiên là mình không đọc được, mà khuyên chân thành là bộ Dẫn luận về chủ đề gì cũng khó đọc, mình đã đọc 3 quyển trong bộ đấy là Dẫn luận về giấc mơ, Dẫn luận về Mật Tông Tây Tạng và Dẫn luận về hỗn độn, mà đọc được ít lắm. Trong khuôn khổ bài viết ngắn ngủi này mình chỉ đề cập một tí tẹo về Hỗn mang/ Hỗn độn theo cách hiểu nông cạn của mình thôi.
Hành trình anh hùng trên hình chiếu 2D là một vòng tròn chia 2 phần, phần nhỏ hơn bắt đầu hành trình và gần kết thúc hành trình là Comfort zone, vùng an toàn- nơi chúng ta đã biết, hay đại diện cho phần trật tự – order. Trật tự là trạng thái chúng ta kiểm soát được mọi việc của mình, cảm xúc ổn định và chưa có nhiều biến động. Trên hành trình đến ranh giới, giới hạn của vùng an toàn thì bước sang một vùng đất hoàn toàn mới – Vùng trưởng thành Growth zone. Vùng đất naỳ còn được gọi là chaos, nơi chứa đựng những yếu tố bất ngờ của hành trình, hứa hẹn sẽ vùi dập người anh hùng nhưng cũng trang bị cho anh ta những vũ khí tối thượng để chiến đấu với quái vật- tượng trưng cho những khó khăn của cuộc đời. Vậy Hành trình anh hùng có cần phải là ra đường đánh quái không? Mọi thử thách chúng ta chưa vượt qua, quá trình chinh phục nó đều là một hành trình anh hùng. Mỗi chúng ta đều là một anh hùng, trong cuộc đời chúng ta cũng đóng vai anh hùng vô số lần. Lần đầu tiên đến trường, lần đầu tiên đi thi, lần đầu tiên diễn thuyết, đi xin việc, tò tình…với mình Thử thách 21 ngày này chính là hành trình anh hùng. Ai hứng thú với Hành trình anh hùng thì lên google nhé.
Hỗn mang/ hỗn độn – Chaos là khởi nguồn của sáng tạo, các nhà văn/ họa sỹ/ nhạc sỹ nối tiếng nhất thì hay gắn với cuộc đời bi thương nhất. Không có chaos sẽ không thể tạo được trật tự mới. Trong khóa học Hạnh phúc và Ý nghĩa của Minh Đào, bài nói về Hành trình anh hùng, khi nghe đến đoạn bước thứ 6/7 trong hành trình anh hùng thường là cái chết của vị anh hùng trước khi được tái sinh và tìm thấy vũ khí tối thượng. Kịch bản này lặp lại rất nhiều, giữa phim bao giờ người anh hùng cũng có 1 chiến thắng to lớn sau đó sẽ gặp biến và gục ngã, chỉnh ở thời điểm này, niềm tin, nghị lúc sẽ là vũ khí khiến cho người anh hùng tái sinh và tiến lên giành chiến thắng. Bạn nhớ Aquaman phải thua nhục nhã trước người em cùng mẹ khác cha ở giữa phim trước khi được trang bị quả đinh ba thần sáng lấp lánh chỉ bằng chém gió với thần cá voi, người nhện giữa phim cũng mất sức mạnh và muốn từ bỏ… đấy là thời điểm chết đầu tiên của người anh hùng. Khi bạn Minh Đào nói một câu: Con người cũ phải chết đi thì con người mới mới có thể sinh ra được, khoảnh khắc ấy trong đầu mình xuất hiện lá bài The Death, quả đúng thật 22 lá ẩn chính của bộ bài khớp đúng với hành trình anh hùng. The Death còn có tên khác là Rebirth, trong một số bộ bài của các trường phái khác nhau còn mang hình Phượng hoàng – loài chim thần thánh tái sinh từ tro tàn của chính mình. Vì thế lá The Death còn có nghĩa là sự chuyển hóa, với đủ chi tiết về sự kết thúc – những xác chết và cả sự tái sinh – mặt trời mọc. Đây là lá đầu tiên mình hiểu được cũng như có ấn tượng sâu sắc nhất. Mỗi khi trải qua một hành trình khó khăn mình luôn tự nhủ: con người cũ kết thúc thì con người mới mới có thể sinh ra, khi nhìn nhận mọi việc, mọi hành trình, mọi giai đoạn của cuộc đời là một hành trình anh hùng, hạnh phúc và trưởng thành là có được trên đường đi chứ không phải là đích đến thì mình thấy bản thân tích cực hơn.
Chia sẻ cá nhân 1 tị là lúc trước mình không hiểu vì sao mình rất thích ác loại hộp đựng, nhà mình có kha khá tủ và các loại hộp to để đựng đồ, sau này mới nhận ra vì đó là cách nhanh nhất chuyển từ chaos sang order – 1 mớ thập cẩm cái gì đó nhìn thấy là nhức đầu nhưng tống hết vào 1 cái hộp là lại gọn gàng sáng sủa. Ví dụ thôi nhé chứ không phải cách làm đúng.
Đây chỉ là một chia sẻ rất cá nhân về một chủ đề hay và rộng, mình không đủ tầm để viết dài.
Chúc mọi người cuối tuần vui vẻ và cảm ơn chân thành vì đã dành thời gian đọc những gì mình viết.
ĐỊNH LUẬT PARKINSON MỞ RỘNG
Định luật Parkinson ban đầu nói về quản lý thời gian, nôm na là chúng ta được giao một công việc thì dù thời gian có dài rộng đến đâu chúng ta cũng sẽ dùng hết thời gian được...