11/21, quá bán là phải ăn mừng thôi.
Ranh giới là gì?
Phần này để dành cho mọi người tự định nghĩa.
Ranh giới đôi khi là những kết giới, không đến mức thần kỳ như trong thể loại truyện huyền huyễn của Tàu mà có thể chỉ là sự ngăn cách không gian thông qua một cánh cửa. Không biết mọi người thế nào nhưng mỗi lần đóng mở cửa ra vào ngôi nhà của mình, ngăn cách không gian riêng và không gian ngoài kia thì cảm giác của mình đều rất đặc biệt. Đấy là cảm giác về sự an toàn. Ranh giới cho chúng ta cảm giác về sự an toàn. Ranh giới là điều gì đó mơ hồ vì không nhìn thấy được nhưng lại rất rõ ràng vì chỉ cần chạm vào là cảm xúc của chúng ta trở nên rất khác.
Ranh giới của chúng ta có thể là thời gian. 8h – 17h là thời gian chúng ta đi làm, có trách nhiệm và gắn bó bắt buộc với một thứ cam kết mà mình đã đưa ra. Những mốc thời gian này cũng là ranh giới của tự do nhất định.
Ranh giới không chỉ nằm ở không gian hay thời gian mà còn ở trong tâm trí. Ranh giới rõ nhất là chúng ta thường gặp là ranh giới trong các mối quan hệ. Chúng ta cũng luôn có những ranh giới cho riêng mình và rất khác nhau. Mình nhớ trong khóa học tính nữ đã từng đề cập trong một bài viết trước đó, bạn hướng dẫn có hỏi mình là một ngày liệu có thực sự dành được 2h cho bản thân để không phải làm gì không? Không có trách nhiệm, làm bất kỳ điều gì thực sự cho mình. Mình nghĩ rồi nói không. Bạn ấy bảo các ranh giới cá nhân của mình đã bị xóa nhòa nghiêm trọng. Mình khá giật mình vì mọi người biết đó, mình luôn có thời gian để khoe về các hobby, có thời gian khoe về những thứ mình thích nhưng có lẽ mọi thứ chỉ là bề nổi thôi. Muốn yêu thương bản thân đúng cách cần tôn trọng những ranh giới của chính mình. Để có thể nói KHÔNG cũng cần phải học, người ta luôn thỏa hiệp để làm vừa lòng mọi người vì không đủ trân quý chính mình. Vì sợ bị đánh giá, vì sống theo tiêu chuẩn đạo đức, vì sống theo những chiếc mặt nạ trót mang bấy lâu. Xác định lại ranh giới chưa bao giờ là một việc dễ dàng, không có công thức và dựa vào cảm tính vì mỗi người, mỗi hoàn cảnh sẽ có cách xác định ranh giới khác nhau. Khi vui thì ranh giới có thể trở nên mềm dẻo, linh hoạt, khi tức giận khó chịu thì lại cứng đơ.. ví dụ thế.
Có một câu nói mình cũng hay nhắc đến khi nói chuyện với bạn bè: Mọi người thường khổ vì việc của mình thì không làm lại đi can thiệp việc của người khác và lo lắng việc của ông trời. Muốn được yên ổn thì chỉ cần làm tốt việc của mình, đừng cố can thiệp vào việc của người khác và mặc kệ việc của ông trời. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng cũng có những thứ hơi nhập nhằng như việc của người khác chung với việc của mình thì sao? Thì nên xét lại ranh giới việc của mình từ đâu đến đâu, họ nhờ mà mình thấy làm được thì nhận lời, vì nhận lời nên đó thành việc của mình cứ thế làm thôi. Còn nếu không chung đụng gì nhau, họ cũng không cần giúp thì việc ai nấy làm. Team work là mọi người đều tự làm tốt phần việc của mình trong sự hài hòa và nhịp nhàng. Việc phân định rõ ranh giới trong trách nhiệm của mọi người theo cá nhân mình thì tốt, sẽ ít có chuyện đổ trách nhiệm rằng thì là mà.. và cũng không tự trách bản thân vì những chuyện không phải lỗi của mình.
Nay viết ngắn rồi nhé.
ĐỊNH LUẬT PARKINSON MỞ RỘNG
Định luật Parkinson ban đầu nói về quản lý thời gian, nôm na là chúng ta được giao một công việc thì dù thời gian có dài rộng đến đâu chúng ta cũng sẽ dùng hết thời gian được...