Đang đà viết về mấy chủ đề liên quan đến thay đổi và thói quen nên mình viết nốt về chủ đề này.
Một số cuốn sách mình đã đọc liên quan đến sức mạnh ý chí, thay đổi thói quen thì có
Atomic Habits
Deep Work
Sức mạnh ý chí
Phương thức Kaizen
Lời nói dối vĩ đại của não
Sự thật của dối trá
Nói chung càng về sau thì thấy các tác giả đều viết rất giống nhau, mỗi quyển lại gối lên quyển kia 1 ít. Mình cũng không tham vọng đưa ra một điều gì bao quát trọn vẹn mà gợi ý dựa trên những điểm mình cho là và có vẻ dễ làm vì mình là một người không chăm chỉ lắm, nghi lực cũng không cao.
Tóm tắt một số thứ mình nhặt được từ mấy cuốn sách đã đọc cũng như từ 1 số khóa học đã tham gia.
a. Quy trình cho một một mục tiêu bất kỳ… tóm lược lại mình biết có mô hình WOOP: Wish – xác định rõ điều mà bạn muốn đạt được, Outcome: hình dung về thành quả của việc đó một cách rõ ràng nhất. Điều này góp phần xóa đi cản trở trong tâm lý của bạn với mục tiêu. Phần quan trọng nhất: Obstacle những khó khăn có thể ngăn cản bạn. Phần này càng rõ ràng càng tốt và càng chi tiết càng tốt. Cuối cùng là Plan: cách khắc phục từng điểm khó khăn vừa kể trên.
Theo Atomic habit thì việc đặt ra mục tiêu không quan trọng bằng việc tạo ra hệ thống. Hệ thống được thiết lập đúng sẽ tự đạt được mục tiêu. Việc quá tập trung vào mục tiêu làm cho chúng ta bị bỏ qua phần quan trọng nhất để đạt được mục tiêu đó là xây dựng và củng cố hệ thống – system giúp chúng ta đạt được điều đó. Chúng ta đặt mục tiêu có 1 triệu đô thì hệ thống của chúng ta là tiết kiệm và tăng thu nhập, muốn có body ngon như siêu mẫu thì system của chúng ta là chịu khó vào phòng gym tập… và muốn đọc được 30 quyển sách 1 năm thì hệ thống của chúng ta là chịu đọc sách. Hệ thống ở đây chính là nằm trong phần xây dựng Plan.
Mô hình này dùng nhiều lý trí lúc xuất phát khởi tạo mục tiêu, với thói quen thì tiếp theo nên dùng vòng lặp phản hồi để duy trì Gợi ý – Thực hiện- phần thưởng… cái này mọi người tham khảo thêm Habit loop
b. Ý chí là cơ bắp, dùng nhiều sẽ mệt. Trong mô hình Elephant rider, Ý chí- lý trí phần tỉnh táo thông minh nhất của con người được ví là Rider người cưỡi voi, tiềm thức – phần bản năng của con người được ví là Elephant con voi vừa to vừa ì ạch. Trong cuộc sống người cưỡi voi điều khiển con voi đi trên Đường The Path. Nói thô thiển là như vậy. Ý chí dùng nhiều sẽ mệt, người ta bảo nếu bắt một người liên tục nhìn thấy đồ ngọt phải quay đi thì tỷ lệ cai nghiện hỏng rất cao. Mình nhớ đọc trong cuốn Sự thật của dối trá, quyển đấy nhiều thử nghiệm tâm lý thú vị lắm có nói là người ta muốn thử các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự trung thực của một người thì có chia 2 nhóm đều là những người nghiện đồ ngọt, 1 nhóm đi thẳng còn 1 nhóm đi qua phòng bầy đầy đồ ngọt nhưng không được ăn. Kết quả là trong thí nghiệm về gian lận nhóm phải đi qua mà không được ăn có tỷ lệ gian lận cao hơn do họ bị tiêu hao ý chí nên khả năng cưỡng lại cám dỗ gian lận giảm xuống. Mình nhớ đại khái thế thôi vì thí nghiệm đấy với mình không quá ấn tượng. Có 1 thử nghiệm ấn tượng hơn mà mình nhớ mãi, ko liên quan đến chủ đề này nhưng mình thích thì mình cứ kể thôi. Người cũng làm thử nghiệm xem tỷ lệ gian lận với người khiếm thị có cao hơn không thì người ta cho 2 người cùng đi vào chợ, 1 người khiếm thị và 1 người không mua cùng 1 hàng. Sau khi mua xong thì thay vì dự đoán là người khiếm thị sẽ bị quả xấu thì lại mua đồ ngon hơn người sáng mắt. Thử nghiệm lặp lại với đi xe taxi, cùng quãng đường như nhau nhưng người khiếm thị được tính ít tiền hơn. Thử nghiệm nói lên một điều trong mỗi người đều có giới hạn đạo đức, không phải họ luôn chọn gian lận khi có thể.
Quay lại vụ con voi, vì con voi ì ạch, to và nặng là sự kết tập của thời gian quá dài nên chỉ hò hét thôi thì tương đối khó, do đó người ta cho rằng dễ hơn thì nên cải thiện Con đường – the path ví dụ như con đường êm hơn thì voi đi nhanh hơn. Các cuốn sách kể trên đều cho rằng môi trường là yếu tố quan trọng nhất.
Vậy tạo môi trường như thế nào?
Hẳn mọi người đã nghe mấy câu kiểu như ta là trung bình của 5 người ta hay gặp nhiều nhất, đấy chính là môi trường vậy nên chúng ta được khuyến khích ở gần người giỏi hơn.
Muốn cai điện thoại thì hãy bỏ điện thoại vào chỗ khó lấy, ví dụ như ngăn kéo tủ có khóa và khóa để cốp xe / xe ô tô… Nguyên tắc tạo thói quen mới là làm cho thói quen mới trở nên dễ dàng và thói quen cũ cần từ bỏ trở nên khó khăn. Muốn đọc sách thì phải để sách ở nơi dễ nhìn thấy nhất. Muốn chạy bộ thì để giày sát cửa…. muốn tập viết sách thì tham gia hội nhóm viết… Muốn ăn kiêng thì cất hết đồ béo vào tủ..
Khi chọn 1 thói quen cụ thể hãy nghĩ đến môi trường nào sẽ ảnh hưởng đến nó. Chủ đề này giúp mình hiểu nhiều hơn về khái niệm Tương thuộc – Tương liên trong Phật pháp, mọi việc đều liên quan đến nhau, ảnh hưởng đến nhau và dựa vào nhau mà sinh ra – duyên sinh.
c. Điều quan trọng gần tương đương mình rút ra được là các thói quen đều phải bắt đầu thật dễ. Trong Atomic habits nói thói quen mới chỉ nên làm trong 2 phút thì khả năng thành công sẽ cao hơn rất nhiều. Phương thức Kaizen có giải thích rằng phần não phụ trách hành động là não trước thì khi suy nghĩ thay đổi muốn đến phần hành động thì lại đi qua 1 khu vực bị kiểm soát bởi nỗi sợ. Nếu thử thách càng lớn, sợ càng lớn thì sẽ bị ngăn lại không đi đến hành động được. Muốn thực hiện thì cần đánh lừa não để nó nghĩ là dễ rồi cho qua. Câu chuyện thế này: ông tác giả là bác sỹ, có 1 bà bệnh nhân mấy năm nay đi khám bác sỹ tim mạch bảo về tập thể dục mỗi ngày 30 phút đi vì bà ý đủ bệnh. Bà này mỗi lần nghe đến 30 phút thì đã thấy không làm được rồi vì nỗi sợ thay đổi quá lớn, nào là công việc, con cái…. Đến ông tác giả, ông ý bảo giờ bà tập cho tôi 1 việc duy nhất là đứng trước tivi dẫm chân 1 phút, chỉ 1 phút thôi, dễ quá mà nên bà ý làm được 1 tháng thật, sau đấy tự bà nâng lên 5 phút rồi 30 phút ngon lành. Nếu muốn tập thể dục thì cứ xỏ giày vào rồi tháo ra, chạy vào phòng gym đứng rồi ra về, thế nào cũng có lúc bảo mất công vào rồi thì tập. Mọi người nói rằng 21 ngày sẽ thành thói quen, thực tế thì bao nhiêu ngày không quan trọng bằng bạn làm bao nhiêu lần trong số ngày đó, bao nhiêu lần não của bạn làm cùng một tác vụ để tăng cường các kết nối thần kinh liên quan. Mình không có kiến thức bài bản về não nên phần giải thích hơi sứt sẹo mọi người thông cảm.
Mình cũng đã áp dụng một số thì thấy cũng okie, ví dụ vụ viết này mình áp dụng 2 yếu tố tạo môi trường, 1 là mình công khai là mình sẽ viết- cái này gọi là tạo điểm không quay đầu, 2 là mình rủ rê 1 nhóm cùng làm với mình, chết cả đống còn hơn sống 1 mình =)) nên mọi việc trở nên dễ dàng hơn.
Mấy thứ mình viết ở trên chủ yếu là điểm sách, nhặt nhạnh mấy ý mà hiểu nguyên lý cơ bản là như thế. Hy vọng có ích cho ai đó.
Mấy quyển ở trên mình thấy có Atomic habit và Phương pháp Kaizen là hay nhất, mấy quyển còn lại đọc cũng được. Có 1 quyển kinh điển là Sức mạnh của thói quen mà mình chưa đọc nên không dám bàn.
Ai cũng muốn thay đổi nhưng không có nhiều người sẵn sàng cho thay đổi. Ai cũng ngại thay đổi nhưng ai cũng có thể thay đổi.
ĐỊNH LUẬT PARKINSON MỞ RỘNG
Định luật Parkinson ban đầu nói về quản lý thời gian, nôm na là chúng ta được giao một công việc thì dù thời gian có dài rộng đến đâu chúng ta cũng sẽ dùng hết thời gian được...