Lá ẩn chính số XV – The Devil trong bộ bài Tarot của Waite Rider là biểu tượng vị thần nửa người nửa dơi Baphomet – trong một số truyền thống thì gọi đây chính là hiện thân của Quỷ Satan. Lá bài tượng trưng cho những dục vọng, ham muốn và cám dỗ của con người. Trong lá bài, hai người đàn ông và đàn bà (Có thể là Adam và Eva) bị xích vào cổ khiến cho mình có cảm nhận rằng thông điệp của lá bài là những ham muốn, hành động xấu xa là do bị Quỷ dữ xúi giục, điều khiển. Trong một số bộ bài khác lá The Devil có hình ảnh một con rắn, biểu trưng của sự cám dỗ, lươn lẹo, khởi nguồn cho ham muốn về trái cấm của Eva. Trong những bộ phim, rắn luôn là con vật thâm độc, nguy hiểm thường thủ thỉ bên tai con mồi. Đoạn này thì thương rắn quá =)) trong thế giới nhị nguyên thần ma này thì không có nhân vật hai mang, rắn trở thành vật tế thần cho mục đích kể chuyện của con người.
Có một câu nói: Tôi có thể chống lại mọi thứ trừ sự cám dỗ.
Đoạn này chắc mọi người thấy quen rồi phải hông? Cám dỗ cũng ko nhất thiết phải nhìn thấy 1 cọc tiền 500k, hay đứng trước 1 bạn trẻ khỏe 6 múi, cũng không chắc là 1 em nóng bỏng mắt… cám dỗ nói chung là thứ cuốn chúng ta đi theo một cách khó cưỡng nói chung. Hóng drama ngoại tình trên FB cũng là một dạng cám dỗ, xem tiktok ko dừng được cũng là một loại cám dỗ, ở mặt nào đó nó khá giống nghiện. Mỗi lần nhìn cái điện thoại mình có cảm giác như nó có thể tự phát ra tiếng mời gọi: cầm em lên đi, hãy xem em có gì mới mẻ nào… Với mình mà nói thì cám dỗ thậm chí còn đơn giản hơn, mình đi lấy 1 cái quần áo ở ngoài sân, hoặc nói đơn giản là bỏ rác thôi cũng được, nhìn thấy mấy cái cây, mấy con cá con mới đẻ, mấy cái rễ của chậu lan mới nhú thì thôi xác cmn định là đi 30 phút. Hoặc đi qua cái tủ truyện tranh =)) cái này thì nhiều người dính lắm này. Mình nhớ ngày xưa mấy đứa ở chung cứ buồn cười vì thấy mình đứng giữa nhà, cái chổi dựa vào chân còn tay thì cầm truyện đọc.
Ở đây có một thứ giúp chúng ta phân biệt đâu là cám dỗ và đâu là những sở thích bình thường chính đáng. Ví dụ có những người ở ngoài vườn cả ngày nhưng họ rất hạnh phúc, họ thấy mãn nguyện với từng giây phút ở đó. Nhưng bị lạc ra vườn 30 phút khi deadline ngập mặt rồi ngồi khóc ròng là vì sao lại thế thì không vui lắm. Ý mình ở đây là sự hối tiếc chứ không phải là chuyện ở ngoài vườn bao lâu. Dù bận nhưng mình thấy ở ngoài vườn 30 phút là việc cần thiết và mình vui vẻ, thỏa mãn với chuyện đó rất khác là sau 30 phút thấy hối hận là lẽ ra chỉ ở đấy 15 phút thôi. Tất nhiên lúc ngắm cá mình rất happy nhưng khi còn rất nhiều task chưa hoàn thành thì mình thấy thời gian cũng hơi lãng phí. Việc cầm điện thoại và cứ mải miết lướt MXH, xem clip cũng như thế. Chúng ta không dừng lại được và đến khi kết thúc thì cảm thấy hối tiếc. Thậm chí biết sẽ hối tiếc những vẫn cứ làm. Bản lĩnh của con người có lẽ khác nhau ở chỗ này, người biết rõ mình và làm chủ được mình thì sẽ hạn chế được những hối tiếc không đáng có mặc dù vẫn có thể có lúc xõa tí, suy đồi tí nhưng mục đích là để cuộc sống thêm màu sắc hoặc đơn giản vì thích.
Tại sao thiền lại khó thế? Vì thiền chính là đi ngược lại những cám dỗ của đời thường, chúng ta dễ dàng bị cuốn đi miên man trong một biển thông tin. Đó chính là cám dỗ lớn nhất, thất niệm nguyên nhân từ đây chứ đâu.
Thứ chúng ta hối tiếc đều là những thứ không lấy lại được, thời gian, mối quan hệ… tiền bạc và vật chất thật ra lại rất ít khi làm con người thấy hối tiếc. Thế hối tiếc thì làm gì? Mọi người đa phần thường tặc lưỡi chép miệng rồi cho qua, nhưng nếu không chịu thay đổi thì đó là một sự lãng phí rất lớn.
Nói về Sự hối tiếc, tuần trước mình có tham dự một Workshop chủ đề The death and dying. Trong phần nội dung có 1 đoạn mọi người nhắm mắt và hình dung về nơi mình chuẩn bị ra đi. Sau đó là nhìn xem có thấy những ai xung quanh… mình nhìn lại những năm tháng cuộc đời, mình thấy gì? Và mình mong muốn để lại ấn tượng gì với mọi người. Khá thú vị là những bạn trong nhóm mình hầu hết đều không cần người khác nghĩ gì về mình, không cần thấy mình là người đáng yêu đáng quý hay để lại di sản gì đó… mọi người chỉ quay vào đúng cuộc sống của mình thôi. Theo mình thì điều đó là tốt, càng nhiều sự kỳ vọng thì con người sẽ càng trở nên lệ thuộc. Quay trở lại, khi nhìn lại những năm tháng của cuộc đời mình thấy gì? Mình đã thấy sự hối tiếc, ý là nếu đến khi rời bỏ cuộc đời mình vẫn sống trong hoàn cảnh bị sự cám dỗ kéo lê thế này thì thực sự rất đáng tiếc. Mình nhớ những lời thầy nói về cơ hội còn lại của cuộc đời, về những vòng tròn dang dở. Câu chuyện về thay đổi dường như vẫn là một nan đề.
Trong lá The Devil, mặc dù bị gông vào cổ nhưng hai con người đều tự do tay chân, họ có thể tìm cách tháo đi những xiềng xích đó khi họ muốn/ nỗ lực. Buồn cười là mỗi lần mình cầm cái điện thoại lên thì dạo này trong đầu mình hay nhắc nhở: satan đấy, quỷ dữ đấy, bỏ xuống đi.. việc này nghe hơi thiếu iot nhưng là cách tự nhắc mình về sự cám dỗ. Kết quả thì cũng có tác dụng 1 tí, chỉ 1 tí thôi nhé, ai có cách hay hơn chia sẻ cho anh em nhé.
Lá The Devil còn nhiều ý nghĩa khác nữa, mình chỉ giải thích được 1 góc nhỏ bé cảm nhận được thôi vì nó liên kết trực tiếp với các vấn đề của mình. Bài viết này không phải để giải bài. Topic Tarot đến giờ mình vẫn chưa dám viết mà chắc sẽ không viết đâu.
ĐỊNH LUẬT PARKINSON MỞ RỘNG
Định luật Parkinson ban đầu nói về quản lý thời gian, nôm na là chúng ta được giao một công việc thì dù thời gian có dài rộng đến đâu chúng ta cũng sẽ dùng hết thời gian được...